Trang

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

EM LẠI RA ĐI. Thơ. Lê Trường Hưởng


Bác sĩ Thái Anh- Luanda Angola

EM LẠI RA ĐI

Viết khi bác sĩ Thái Anh đang…bay trên trời

Thế là em lại ra đi
Bay sang tận đất châu Phi xa vời
Lục địa đen đang sục sôi
Biểu tình, giao chiến nhiều người thác oan
Băn khoăn, lo lắng ngập tràn
Nào biết em có an toàn được không?
Nghĩ rồi lòng lại nhủ lòng
Em là thầy thuốc thành công xứ người
Chỉ ở chỗ cứu chữa thôi
Bom đạn chắc chẳng đến nơi em làm
Cách nhau ngàn dặm quan san
Mà như gần gận muôn vàn mến thương
Mình em thân gái dặm trường
Khó khăn, vất vả trăm đường lo toan
Cầu mong em được bình an
May mắn, mạnh khoẻ mà loan tin về
Hết mình làm việc say mê
Vẫn đau đáu nhớ về quê hương mình
Có người thân, có gia đình
Có bạn bè Blog đã thành tri âm
Mong sao nhanh đến cuối năm
Tết đến, từ chốn xa xăm em về!

L.T.H.



                                               Luanda - Angola

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

LỜI THỀ HYPOCRAT. Thơ. Lê Trường Hưởng

Tôi có một niềm tin : các thầy thuốc trong cộng đồng Vnweblogs của chúng ta đều là những mẹ hiền!
http://multiply.com/mu/tuetamclinic/image/TEsmz3WRUQJUhQQdX4bSqA/photos/1M/300x300/53/240px-Hippocrates.jpg?et=MAhM7oX%2Bku0gUmKBH66LoA&nmid=0
Hippocrates-Cha đẻ của ngành Y người đã soạn thảo ra "Lời thề đạo đức Y khoa" còn gọi là "lời thề Hypocrat"
Chạm khắc của Peter Paul Rubens
Sinhnăm 460 Trước Công Nguyên
Kos, Hy Lạp
Mấtnăm 377 Trước Công Nguyên
Larissa, Hy Lạp


LỜI THỀ HYPOCRAT


Anh vào học ngành Y
Vẫn đinh ninh lời thề-
Lời thề Hypocrat:
“Người yếu đau, bệnh tật
phải cứu chữa tận tình
không tư lợi cho mình
luôn đề cao Y đức…”

Anh ra trường háo hức,
đem tài năng, lời thề,
giúp cho đời bớt đi,
những đớn đau, dịch bệnh.
Cứu được bao sinh mệnh,
người thập tử nhất sinh.
Anh thấy trong lòng mình,
vui, nhẹ nhàng, thanh thản.

Nhưng đồng tiền quái đản
đã quật ngã được anh-
Con cái anh học hành,
chưa có tiền để đóng.
Vợ anh luôn năng động,
tài giật gấu vá vai,
nhưng vẫn túng thiếu hoài,
nhà chật chội dột nát…

Nghĩ cảnh đời chua chát,
anh tặc lưỡi làm liều-
Phong bì đưa bao nhiêu,
anh vẫn còn thấy ít!
Người nghèo luôn bị thiệt,
Không tiền cứ phải chờ.

Anh ngoảnh mặt làm ngơ,
trước nỗi đau người bệnh.
Chẳng màng đến sinh mệnh-
người không tiền lâm nguy!
Lời thề dần xa đi.
Con người anh thay đổi.

Hỏi vì đâu nên nỗi?
Anh cũng là nạn nhân?
Xã hội có thấy cần,
Cứu gia đình bác sỹ,
để cho họ suy nghĩ,
tìm cách cứu bệnh nhân?


L.T.H.



Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

NGÀY 20 THÁNG 2…Thơ. Lê Trường Hưởng

Báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin-Có 3 vụ cùng xảy ra trong ngày 20/2/2011:
1-Trần Thuý Liễu tự thú đã đốt chồng là nhà báo Hoàng Hùng; 2- Phùng Hoài Anh ở An Giang đã tưới xăng đốt vợ bị bỏng đến 72% và con mới 18 tháng bị bỏng 20%; 2- Một thanh niên ở Lát Vi A 27 tuổi rút súng bắn một ông khán giả 42 tuổi ngồi cạnh trong rạp xem phim vì ông này...nhai bỏng to quá!
img
Bà Trần Thuý Liễu đầu thú trước cơ quan công an, khai nhận
mình chính là người gây ra cái chết cho nhà báo Hoàng Hùng
(Ảnh SGTT)


NGÀY 20 THÁNG 2…

Cái ngày hai mươi tháng hai(20/2/2011)
Trùng hợp kỳ lạ chẳng ai thể ngờ:

1. Hàng tháng đắn đo, chần chờ
Thị Trần Thuý Liễu bây giờ khai ra:
Cờ bạc nợ khắp người ta
Muốn trả cho hết, nhượng nhà mới xong
Muốn bán được phải…giết chồng
Hoàng Hùng chết, mới thành công việc này
Nghĩ rồi Thị vội ra tay
Tưới xăng, châm lửa, đốt ngay…tịch liền!

2. Ở An Giang có một tên
Phùng Hoài Anh cũng nổi điên giết người
Vì thiếu tiền mua sữa thôi
Gà nuôi đá độ, vợ mời người mua
Y đốt luôn vợ, khiếp chưa!
Con mười tám(18)  tháng không chừa, vạ lây
Hai mươi phần(20%) bỏng thương thay!
Còn bé thơ thế, mạng này qua không?

3. Lát Vi A(*) có một ông
Xem phim, nhai bỏng ở trong rạp ngồi
Ông nhai to quá đi thôi
Một gã trẻ tuổi tức thời…bắn luôn!

Nghe cả ba chuyện thật buồn
Đang “người” chuyển phắt thành “con” mất rồi!
Chúng sống ích kỷ quá thôi
Biết mình, không biết mọi người, quên luôn
Cực đoan, đỉnh điểm nổi cơn
Cái thiện, cái ác chỉ còn mỏng manh
Nhân tính, đạo lý tan nhanh
Tội phạm bỗng chốc cấu thành…như chơi!

Bài học nhắc nhở mọi người
Ngăn ngừa tội ác kịp thời đừng quên
Thiện, ác ranh giới sát bên
Chỉ như sợi tóc chớ nên coi thường!
Giữ gìn đạo lý luân thường
Giữ gìn trật tự, kỷ cương, giữ mình
Giữ yên ấm mỗi gia đình
Luôn phòng cái ác rập rình quanh ta!

L.T.H.


(*) Lát  Vi A: một nước ở Đông Âu trước đây là một nước cộng hoà thuộc Liên Xô.

Bà Trần Thuý Liễu đầu thú trước cơ quan công an, khai nhận
mình chính là người gây ra cái chết cho nhà báo Hoàng Hùng
( Ảnh CTV Yahoo )

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

THĂM EM. Thơ. Lê Trường Hưởng



Thăm em, trời đã ngả sang chiều
Sương phủ mịt mù, gió hắt hiu
Khóm Liễu ven hồ xoà  lặng đứng
Hàng cây đường dạo ngả liêu xiêu
Cảnh xưa chốn ấy nhìn thưa thớt
Người cũ nơi đây gặp chẳng nhiều
Đơn chiếc trong căn nhà trống vắng
Mai xa, càng lạnh biết bao nhiêu…

L.T.H.



Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

CỨU NGAY CỤ RÙA! Thơ. Lê Trường Hưởng



Vẫn cứ thấy hội thảo, họp hành liên miên chưa thấy: "...những gì có thể làm được sẽ được làm ngay"!

Xin mời xem:

Thứ Tư, 16/02/2011 - 11:03
Các chuyên gia “bắt bệnh” cụ Rùa hồ Gươm
(Dân trí) - “Rùa hồ Gươm đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhưng cần ưu tiên thực hiện ngay các biện pháp chữa trị vết thương trên thân mình Rùa. Bởi ngoài vết thương đã phát hiện ở bên ngoài có thể còn có những vết thương bên trong”- TS Nguyễn Viết Vĩnh đề xuất.
Đó là ý kiến được nêu ra tại hội thảo bàn về giải pháp bảo vệ rùa hồ Hoàn Kiếm. Đây là sự kiện có quy mô lớn lần đầu tiên được Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội tổ chức trước những thông tin liên tục về trạng thái sức khoẻ bất lợi của cụ Rùa.
PGS  Hà Đình Đức rất lo lắng về sức khoẻ cụ rùa hiện  nay. (Ảnh: TT)
Đến dự hội thảo với tậm trạng lo lắng, Phó Giáo sư Hà Đình Đức khẳng định, so với những ghi chép trong suốt 20 năm qua về cụ Rùa hồ Gươm, việc thời gian gần đây Rùa nổi nhiều lần với những vết thương đã trầy loét ở cổ, mai, chân là điều rất đáng lo ngại.
Theo ghi chép của ông Đức, riêng tháng 1/2011, cụ nổi lên 14 lần, mang trên mình nhiều vết thương mới ở cổ và mai. Những vết thương này là một phần của tình trạng rùa tai đỏ đang hoành hành, gặm mai rùa.
“Sức khoẻ của cụ Rùa rất đáng lo ngại. Trong khi đó, theo kế hoạch của Sở Khoa học Công nghệ, đến tận tháng 3 này cơ quan chức năng mới có thể tiến hành bẫy, bắt rùa tai đỏ là quá chậm. Tôi đề nghị ngay lập tức phải tìm cách đưa Rùa lên chân Tháp Rùa để kiểm tra và chữa các vết thương trên người cụ, không thể để tình trạng xấu thêm”- ông Đức kiến nghị.
Nhiều phương án di chuyển và chữa bệnh cho cụ Rùa được các nhà khoa học đưa ra. (Ảnh TT)
Tuy nhiên, TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản, lại cho rằng những vết thương trên người cụ Rùa là từ nhiều nguyên nhân như: môi trường nuớc bị ô nhiễm nặng nề; lở loét do thiếu dinh dưỡng. Ông Vĩnh cũng không loại trừ khả năng Rùa bị lây bệnh do ngoại lai mà đối tượng có thể là rùa tai đỏ. Tình trạng càng trở lên nghiêm trọng nếu rùa tai đỏ cũng ăn thịt và tấn công vào những vết thương có sẵn trên cơ thể to lớn của cụ Rùa.
“Rùa hồ Gươm đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhưng cần ưu tiên thực hiện ngay các biện pháp chữa trị vết thương trên thân mình Rùa. Bởi ngoài vết thương đã phát hiện ở bên ngoài có thể còn có những vết thương bên trong”- ông Vĩnh đề xuất.
Cụ rùa liên tục nổi lên mặt nước với những vết thương nghiêm trọng. (Ảnh: Hà Hồng)
Đưa ra phương pháp phòng và trị bệnh cho cụ Rùa, TS Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản nhận định: “Xem clip Rùa nổi ngày 12/2 vừa qua có thể dễ dàng nhận thấy Rùa đã bị lở loét ở dọc phần giữa mai lưng. Đây là vết thương rất nặng. Ngoài ra, có thể do đang mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn nên cụ không thể ở dưới nước lâu mà thường xuyên phải nổi lên tầng mặt để hô hấp. Lại thêm yếu tố môi trường nước bùn đen quá bẩn nên càng khiến vết thương nhanh diễn biến xấu thêm. Do đó, điều khẩn thiết là phải đưa Rùa vào vùng nước sạch rồi chữa các vết lở loét.
Khi đã đưa được Rùa lên cạn phải lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích tác nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ chữa bệnh chính xác. Cụ thể, cần xây bể xử lý thuốc với tiêu chuẩn an toàn, không gây xây sát khi nuôi nhốt, chữa bệnh. Thuốc dùng để phòng và chữa bệnh cho cụ Rùa cần có loại khử trùng ngoài da, thuốc mỡ kháng sinh diệt vi khuẩn, thuốc trị bệnh nhiễm trùng bằng thảo dược…”.
Cũng theo ông Tề, môi trường tại hồ Hoàn Kiếm cũng phải xử lý lại. Cần tiến hành kiểm tra dọn dẹp các vật cứng dưới đáy hồ - có thể là nguyên nhân gây các vết thương cho Rùa. Việc bổ sung nước sạch giữ cho hồ ở độ sâu nhất định và xây thêm cống thoát nước là rất cần thiết. Ngoài việc tiến hành tiêu diệt sinh vật gây hại cho hồ, tiêu diệt rùa tai đỏ nên dùng chế phẩm sinh học để phân huỷ bớt các mùn bã hữu cơ.
Tại buổi họp bàn, nhiều người góp ý chi tiết phương pháp bắt Rùa để tránh xây xước đã được nêu ra, thậm chí có ý kiến còn đề xuất dùng máy bay trực thăng phối hợp, trục vớt để đảm bảo an toàn khi vận chuyển cụ đến khu vực chữa bệnh...
Chuyên gia nước ngoài lại e ngại phương án đưa cụ Rùa ra khỏi hồ Gươm. (Ảnh: TT)
Đồng tình với quan điểm phải khẩn cấp chữa bệnh cho cụ Rùa hồ Gươm - cá thể quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng trên thến giới, nhưng ông MCormark, điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP), lại bày tỏ lo ngại với phương án di chuyển cụ Rùa lên bờ.
Ông này cho rằng Rùa hồ Gươm sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong nếu quá trình di chuyển điều trị không đảm bảo đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất và chuyên môn thú y. Trong khi sức khỏe Rùa ngày càng xấu đi.
Cùng quan điểm, tiến sĩ, bác sĩ thú y cao cấp Nimal Fernando đến từ Ocean Park (Hong Kong) cho rằng, phương án đưa Rùa ra khỏi hồ để chữa trị trực tiếp tuy nhanh hơn nhưng dễ gặp rủi ro trong quá trình bắt và vận chuyển. Hơn nữa, việc tách Rùa ra khỏi môi trường quen thuộc có thể gây ra yếu tố stress và những phát sinh khôn lường.
Hai chuyên gia quốc tế này đều cho rằng phương án chữa trị tại chỗ cho Rùa là an toàn hơn cả. Bác sĩ Nimal Fernando đề xuất phương án quây một diện tích hồ nhỏ từ vài chục tới vài trăm m2 để đưa Rùa vào chữa trị. Cùng đó, nhất thiết phải làm sạch môi trường sống của Rùa. Khi môi trường được cải tạo cùng với tác động thêm của việc chữa bệnh tại chỗ, những vết thương của sẽ dần tự khỏi.
Với hàng loạt góp ý của các nhà khoa học, ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội khẳng định, thời gian tới, những gì có thể làm được sẽ được làm ngay.
Đó là các giải pháp cải thiện môi trường nhằm giảm chướng ngại vật có thể gây thương tích cho cụ Rùa, nạo vét lòng hồ, gỡ các đường ống từ bờ ra đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, dựng đài phun tăng cường oxy, bổ cập nước...

P. Thanh

CỨU NGAY CỤ RÙA!

Đau đớn, Cụ Rùa lại nổi lên
Vết thương chi chít khắp hai bên
Cứu ngay! đầu ngóc như la lớn
Chữa gấp! chân khua tựa tiếng rên
Báo chí chụp hình luôn cảnh báo
Người dân quan sát suốt đưa tin
Thời gian đã thấy qua lâu lắm!
Chẳng động tĩnh gì, họp...để quên?

L.T.H.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

LỄ HỘI ĐỀN TRẦN. Thơ. Lê Trường Hưởng

15-02-2011

"LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN" - MỘT XUYÊN TẠC LỊCH SỬ (2)

“Lễ Khai ấn đền Trần” – một xuyên tạc lịch sử

Nguyễn Hồng Kiên


Kỳ Hai: Chính sử không hề chép gì về “lễ khai ấn”

Trước hết, xin trình bày quan điểm của tôi về Chính sử:
Tôi cho rằng chỉ có 2 bộ Chính sử là: “Đại Việt sử ký Toàn thư” (thường được gọi tắt là Toàn Thư) và “Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục” (thường gọi tắt là Cương Mục)

Wikipedia cho rằng : Đại Việt sử ký Toàn thư (chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời nhà Lê trung hưng năm 1675) là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra.

Cuốn sách được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.

Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục là bộ chính sử của nhà Nguyễn, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1881.
Bộ sách này gồm 53 quyển (5 tiền biên và 47 chính biên).
Nội dung gồm: Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân. Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).

Cá nhân tôi coi 2 bộ sử này là SỬ LIỆU GỐC, có tính chính thống. Cho dù được soạn thảo muộn hơn, nhưng Cương Mục có cách viết khác, dễ đọc hơn, và bổ xung cho Toàn Thư.

Tất nhiên, có những sự kiện không thấy chép trong cả 2 bộ sử này. Nhưng sự việc (mà tôi cho là đã bị xuyên tạc) có liên quan tới Vua thì Sử quan không thể không chép (đặc biệt là trong Toàn Thư). Nếu đến cả Cương Mục cũng không chép thì chuyện đó là “sáng tác” không đáng tin cậy.

Ngay sau khi post phần Một, tôi đã viết gần xong phần Hai.

Bấy giờ, tôi đã đọc lại rất kỹ phần chép về thời nhà Trần trong cả Toàn Thư lẫn Cương Mục. Và tôi thấy Chính sử không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn”.
Lúc ấy tôi chỉ mới có 2 phản biện quan trọng là:
1/Không thể có chuyện như VGP News viết: “… Tục truyền, hàng năm các vua nhà Trần mở lễ khai ấn đầu năm để thưởng công, phong tước… “

Đọc lại Sử, tôi thấy nhà Trần rất quy củ trong việc PHÂN QUAN PHONG TƯỚC:
Toàn Thư (Bản Kỷ – Quyển V) chép rất rõ: “ Bính Ngọ, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 15 [1246], Tháng 3, xét duyệt các quan văn, võ, trong ngoài. Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy.“

Năm nào cũng phong thì lấy tước đâu mà phong ?

Vả chăng, như đã kể trong entry “Sorry” hôm 18/3, vua cha (Thượng hoàng) Nhân tông từng mắng vua con (Anh tông): – “Sao lại có một nước bé bằng bàn tay mà phong quan tước nhiều như thế?” khiến vua con rất thận trọng khi ban chức tước.

2/ Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn-Thể-Du) đã đưa ra những thông tin sai : "Tương truyền sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức cho các quan, quân có công."

Toàn Thư (Bản Kỷ – Quyển V) chép:
“Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5). Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên.
Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.
…vua mới lui quân đóng ở sông Lô. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.
Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc.
… Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác”.
Ngày 24, vua và Thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.

Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8 [1258], (từ tháng 3 về sau là Thánh tông Thiệu Long năm thứ nhất, Tống Bảo Hựu năm thứ 6). Mùa Xuân, tháng Giêng, ngày mồng Một, vua ngự chính điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ.
Định công phong tước: cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu; lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói: “Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau.“
Chỉ từng đó cũng đã đủ thấy NGƯỜI TA đã xuyên tạc lịch sử như thế nào.
Xin được tạm dừng, vì thú thật là phải viết lại phần đã viết (mà mất vì không lưu được) rất khó chịu.
Để mai có hứng lại xin viết hầu bà con đọc chơi.
Được đăng bởi NGUYỄN HỒNG KIÊN
Nguồn:http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/02/le-khai-en-tran-mot-xuyen-tac-lich-su.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------


Ấn đền Trần "lộ" trước giờ khai Ấn (Ảnh chụp lúc 15h ngày 16/2 tại UBND TP Nam Định)

 
Hàng ngàn người chen lấn xô đẩy hòng vượt rào xông vào xin ấn đền Trần (TP Nam Định) tối 16-2 - Ảnh: Thuận Thắng
LỄ HỘI ĐỀN TRẦN

Tân Mão, lễ hội đền Trần
Giờ thiêng “phát ấn” rất cần quan tâm
Dân chúng kéo đến ầm ầm
Chen lấn, xô đẩy, tay cầm…tiền tươi
Bẩy nhăm(75) điểm mở khắp nơi
Mà vẫn chật cứng toàn người dẫm nhau
Ấn miễn phí có bán đâu
Giơ tiền ra trước để mau nhận về
Thương mại hoá thật đáng chê
Có phải truyền thống? liệu bề mà xem
Đọc bài nghiên cứu ở trên
“Xuyên tạc lịch sử” thật phiền lắm thay!
Nếu đúng phải chấm dứt ngay!
Màu sắc mê tín thấy ngày đậm thêm
Người ta hy vọng, vững tin
Vào tờ “Ấn” mỏng mất tiền để…mua!
“Nét đẹp Văn Hoá” buồn chưa!
Bộ, Sở Văn Hoá chịu thua chuyện này?
“Xuyên tạc lịch sử” không đây?
Hại nhiều, lợi ít bỏ ngay cho rồi
Nghiên cứu nghiêm túc đi thôi
Thực hư công bố mọi người yên tâm!

L.T.H. 
Dòng người xô đẩy trèo qua hàng rào để vào trong xin ấn tại đền Trần (TP Nam Định)
tối 16-2

Hàng vạn người bao vây, chen chúc xung quanh nơi bán ấn tại đền Trần (TP Nam Định) tối 16-2. Năm nay, ban tổ chức cho gần 70 điểm bán ấn nhưng vẫn không đáp ứng nổi -
Ảnh: Thuận Thắng 

Hàng ngàn người chen lấn, la ó xin mua ấn

Nhiều nạn nhân ngất xỉu trong lúc vượt rào vào xin ấn đền Trần

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ IX - 2011

Hôm nay, thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2011-Rằm Nguyên Tiêu 15 tháng Giêng năm Tân Mão, vào hồi 8 giờ 30’, Ngày thơ Việt Nam lần thứ IX – 2011 đã được long trọng tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Chương trình lễ hội như sau:


Các điểm lễ hội:



Ngày thơ Việt Nam năm nay có những điểm khác so với năm trước:
- Thay vì lễ rước lửa ở đền thờ các Vua Hùng là lễ rước Đất và Nước từ quê hương Bác Hồ.
- Đổi tên “Sân thơ trẻ” thành “Sân thơ hiện đại”.
- Triển lãm tượng của các Nhà Văn, Nhà Thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Triển lãm của các Câu Lạc Bộ Thơ.
Về hình thức cũng như nội dung, Ngày thơ Việt Nam năm nay có vẻ “hoành tráng”. Rất đông các Nhà Thơ, Nhà Văn và công chúng yêu thơ trong cả nước đến dự. Lễ Hội càng đông vui, náo nhiệt hơn với sự góp mặt của các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cả hai sân thơ Truyền thống và Hiện đại đều hoạt động sôi nổi, phong phú với các tiết mục đọc thơ, tôn vinh thơ và biểu diễn Văn nghệ đặc sắc.
Cũng như mọi năm, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX có tổ chức thi câu đối. Nhà Thơ Hồ Văn Thiện của chúng ta đã đoạt giải nhì!

Sau đây là một số hình ảnh của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX:

Quang cảnh bên ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đường vào Sân Thái Miếu nơi diễn ra Lễ Hội

Sân Thơ Truyền Thống

Sân Thơ Hiện Đại
Trước Quán thơ của Câu Lạc Bộ Điện Thơ Việt Nam

Tại nơi triển lãm tượng các Nhà Văn, Nhà Thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh
Thái Anh - Hà Vân-Tượng Nhà Thơ Chế Lan Viên - Lê Trường Hưởng

Hai nữ sĩ Thanh Thuỷ và Bạch Dương

Nhà Thơ Tuấn Phong đang ký tặng tập thơ "Lỗi hẹn
một lời yêu" mới công bố

Nhà Thơ Lê Đình Lai và Nhà Thơ Lê Mỹ bên góc
trưng bày thơ của Lê Mỹ

Lê Trường Hưởng-Ngọc Du-Phạm Thanh Khương-Hồ Văn Thiện

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

ÔI! VA LEN TIN! Thơ. Lê Trường Hưởng

'Lễ hội hôn' đầu tiên tại Việt Nam



100 đôi tình nhân đã hôn nhau ở công viên Cầu Ánh Sao (Q.7, TP.HCM), trong đêm tiệc tình yêu lãng mạn vào tối 13.02.2011.
Các cặp tình nhân được đưa vào không gian lãng mạn như cổ tích, với 100 bàn tiệc giữa trời đêm, dưới những cơn mưa bong bóng xà phòng, hoa hồng xanh và âm nhạc. Cặp đôi may mắn nhất có cơ hội hôn nhau trên khinh khí cầu bay bổng giữa trời.
Những khoảnh khắc đẹp nhất của đêm tình yêu này đã được 10 nhà nhiếp ảnh ghi lại. Các bức ảnh sẽ được chọn lọc và triền lãm tại Bức tường Đêm Valentine Thế kỷ đặt ở NVH Thanh Niên TP.HCM vào ngày 14.02.2011.


Một đôi bạn nhận được phần quà là cơ hội được đi khinh khí cầu bay lơ lửng trên không trung , ngắm khu vực Phú Mỹ Hưng, quận 7, từ trên cao.



Có lẽ những cảm xúc và nụ hôn trên cao sẽ để lại kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của đôi bạn này.



Không lơ lửng, đôi bạn này vẫn có thể chia sẻ những khoảnh khắc lãng mạn bên nhau trong bữa tiệc tình yêu.



Đa số các đôi khách mời là những bạn trẻ chưa lập gia đình.



Đêm tiệc được thêm men khi pháo hoa bất ngờ bùng tỏa dọc hai thành Cầu Ánh sao.



Các cặp đôi được các tay máy chuyên nghiệp chụp ảnh miễn phí.



Nhiều đôi không được chọn tham gia chương trình cũng đến xem và tự chụp hình cho nhau bằng điện thoại di động trong mưa bong bóng.

Thực hiện Lê Quang Nhật
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
ÔI! VA LEN TIN!

Va len tin(valentine) là của…Tây!
Cũng chỉ nên học cái hay thôi mà:
Tặng người yêu một bó hoa,
thêm hộp kẹo Sô Cô La ngọt ngào
Nhớ về nhau tốt làm sao!
Tình yêu đã gửi, đã trao thêm nồng

Thế mà họ lại chơi ngông
Xa hoa, tốn kém, kỳ công thế này
Một trăm(100) bàn tiệc được bày
Trăm đôi được chọn đến đây mà ngồi
Bong bóng, pháo hoa rợp trời
Tạo cảnh lãng mạn để rồi…hôn nhau
Đôi đoạt giải nhất…hôn lâu
Được đưa lên thẳng khí cầu mà…hôn
Để cho bay bổng tâm hồn
Để cho càng độc đáo hơn…Tây rồi

Trông mà thấy thật nực cười
Kệch cỡm một lũ học đòi người ta
Thuần phong mỹ tục dân ta
Đâu có như vậy, đúng là  dở hơi!
Diễn trò trông ngượng cả người
Học mót, sĩ diện, rởm đời tưởng hay!

Ai cho phép “cuộc thi” này?
Là phản Văn Hoá, thấy ngay rõ ràng!

Nhà Tài trợ có đàng hoàng?
Hay chớp cơ hội để mang lợi về?
Bao cuộc đấu giá đáng chê
Lợi dụng nhân đạo dễ bề nổi danh
Trúng giá xong…lẩn cho nhanh
Tiền cao như núi bỗng thành…số không
Giảm nghèo, xoá đói chờ mong
Da cam, lũ lụt…ngồi trông…tiền về
Lừa đảo nhục nhã, ê chề
Nay bỏ tiền tấn vì…mê trò này?
Bốc đồng họ đã vung tay
Bao nhiêu tai hoạ quên ngay mới rồi
Miền Trung lũ lụt chết người
Trắng tay nhà cửa, của trôi chẳng còn
Đón tết Tân Mão thật buồn
Khó khăn, khổ cực theo luôn không rời
Chỉ cần bớt một cuộc chơi
San sẻ, đùm bọc bao người ấm no
Hỡi lũ sĩ diện, vây vo
cả các Quan chức đã cho phép này
Biết điều hãy xám hối ngay!
Đừng để tái diễn có ngày…đi tong!

L.T.H. 

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

CỤ RÙA SẮP....ĐI?(!!!) Thơ. Lê Trường Hưởng

Cụ rùa Hồ Gươm lại kêu cứu


(TT&VH Online) - Trong một số hình ảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được CTV của TT&VH Online gửi về có thể thấy tình trạng sức khỏe của cụ rùa rất đáng báo động.

Trước đó, vào ngày 10-12-2010 Cụ rùa Hồ Gươm đã nổi lên mặt nước, lộ nhiều vết thương trên người cùng sợi dây cao su quấn quanh miệng với dáng bơi chậm chạp, mệt mỏi tiến về gần bờ.
Từ sau đó, chỉ 2 – 3 lần dịp đầu năm Tân Mão người dân được dịp thấy cụ với dáng vẻ vô cùng mệt mỏi. Mỗi lần cụ chỉ nổi trong chưa đầy vài phút nên chỉ có những người may mắn mới được thấy cụ.


Cụ rùa Hồ Gươm trong lần nổi mới nhất cách đây ít hôm. Ảnh: Hải Lê

Lần nổi mới nhất vừa rồi của cụ rùa Hồ Gươm cũng vậy, cụ chỉ xuất hiện trong vài phút rất sát bờ và có ý định trèo lên bờ nhưng không thành.
Đáng chú ý ở chỗ qua những bức ảnh CTV ghi lại được thì cụ rùa bị khá nhiều vết thương và những vết thương đều có dấu hiệu lở loét không chỉ ở cổ, mai, mà ở quanh thân, các kẽ chân, móng chân, da... của cụ rùa đều có.
Các vết thương mới nhất của cụ rùa Hồ Gươm làm rất nhiều người nhớ đến những “tiền bối” của cụ rùa đã từng bị như vậy.


Cụ rùa mệt mỏi muốn bò lên bờ nhưng không thể. Ảnh: Hải Lê

Đầu tháng 4/1968, một Cụ Rùa Hồ Gươm cũng nổi lên kêu cứu khi mang trên mình một vết thương thủng mai đang rỉ máu nhưng do không được cứu chữa kịp thời nên đã chết vào ngày 8-4-1968, xác ướp giờ đây được để tại Đền Ngọc Sơn.
Một Cụ rùa khác cũng đã bị một vết thương nặng, chết nổi lên, người ta vớt xác, lấy lại bộ xương và hiện đang bảo quản tại chùa Hưng Ký (Hoàng Mai- Hà Nội).
Cụ Rùa hiện tại đang là Cụ Rùa có tuổi thọ lâu nhất (khoảng 700 năm) đang ở trong tình trạng nguy kịch trầm trọng nhưng vẫn chưa có biện pháp nào cứu chữa của những người có trách nhiệm.
Vũ Ngọc (Tổng hợp)
------------------------------------------------------------------------

CỤ RÙA SẮP…ĐI?(!!!)

Cụ ốm mấy tháng nay rồi
Vết thương chi chít quanh người, thương thay!
Mồm, mai, cổ, lại chân tay
Cụ đau đớn quá nổi ngay nhiều lần
Chứng kiến, biết bao người dân
Đã cùng lên tiếng, ai cần nghe đâu
Lên…kế hoạch, thảo luận lâu
Ngành này, cấp nọ đẩy nhau không làm
Tập trung lo chuyện…ghế bàn
Việc hệ trọng thế hoàn toàn buông xuôi
Cụ quằn quại lâu quá rồi
mà mãi chẳng thấy một lời của ai
Nổi sát kè, Cụ cố nhoài,
lên trên bờ gạch nằm dài nghỉ ngơi?
Nhưng sức yếu quá, hỡi ơi!
Vài lần cố bám, lại rơi xuống Hồ!
Chìm luôn xuống, Cụ…nằm chờ
Vết thương chí mạng bao giờ chữa đây?
Cấp cứu mau! cấp cứu ngay!
Không nhanh, Cụ chỉ…đợi ngày ra đi!
Những người trách nhiệm nghĩ gì
Thời gian lâu thế còn chi phải bàn?
Linh Vật của cả Giang San
Dây dưa khéo Cụ thác oan! nguy rồi!
Cụ- hồn thiêng của Đất Trời
Mệnh hệ thì chắc đến hồi…suy vong
Quan chức ơi! nghe thấy không?
Mau để tâm đến lo xong việc này!

L.T.H.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

LỄ HỘI...HÔN. Thơ. Lê Trường Hưởng

Lễ hội hôn chào mừng Valentine


 
Lễ hội hôn chào mừng Valentine

Vào ngày 13/2 (trước Lễ tình nhân một ngày), khoảng 100 cặp đôi sẽ tham gia lễ hội thi hôn đầu tiên được tổ chức tại Hải Phòng. Đến nay đã có 80 cặp đăng ký, trong đó có cả những đôi trên 50 tuổi...

LỄ HỘI…HÔN

Than ôi! Tôi đã già rồi!
Họ mở lễ hội để người ta…hôn!
Chọn lấy một trăm(100) cặp tròn
Đeo số thứ tự để còn dõi soi
Ít nhất mười tám(18) tuổi đời
Đến bao nhiêu nữa…tuỳ người dự thi
Chín mươi(90) cặp bị loại đi
Mười(10) cặp…lâu nhất  tức thì chọn ngay
Một bộ máy tính xách tay
Ai…hôn lâu nhất, đôi này được trao
Lại có giải cho tuổi cao
Đôi…móm mém nhất được vào, rõ hay!
Mười một(11/2) đăng ký hết ngày
Có buổi tổng duyệt mười hai(12/2) tiếp liền
Ai thi, đăng ký mau lên!
Mười ba(13/2) lễ hội, chớ quên mà phiền
Hải Phòng tổ chức đầu tiên
Cung Văn Hoá Việt Tiệp, tên, chớ nhầm!
Rồi sẽ tổ chức hàng năm?
Các tỉnh thành khác rầm rầm làm theo?
Đất nước ta hãy còn nghèo
Rửng mỡ, chắc sẽ eo xèo tiếng chê
Học châu Âu, nguyên xi…bê
Thuần phong, mỹ tục có bề…tàn phai
Lối sống hiện đại mặc ai
Đua đòi, trưng ở ngay ngoài phố đông
Nghe tin mà thấy rầu lòng
Có nên tổ chức hay không? hỡi người?

L.T.H.